Những đồng nghiệp mình không mời trà

Ai cũng mong muốn điều gì đó khi lựa chọn công việc của họ. Người muốn thêm kinh nghiệm, người muốn bớt nhàm chán, người muốn kiếm tiền nuôi gia đình, người muốn kiếm tiền đi du lịch trải nghiệm v.v…v Khi phải tự thân lao động để kiếm tiền ta mới thấy nó không dễ dàng chút nào. Cùng lúc đó, người đi thuê lao động cũng muốn tìm người làm việc giúp mình để công ty, tổ chức làm được việc suôn sẻ, có lợi nhuận hoặc đạt mục tiêu, và cũng giúp cá nhân họ đạt được kinh nghiệm, lương bổng, gia đình… Khi hai bên đồng ý cam kết hợp đồng lao động, đó là một mối quan hệ tự nguyện giữa người đi thuê và người làm thuê. Tự nguyện.

Vậy cớ sao giữa ba kiểu người ở chốn đi làm, lại có những bạn chọn kiểu người tệ nhất để trở thành? Làm một, biết hai, đòi hỏi mười. Cho dù lý do là gì: công việc không thú vị như mong đợi, môi trường làm việc không tốt như quảng cáo, cấp trên không giúp đỡ, v.v…v. Nếu công ty đã không được như mong đợi, ngại gì mà không nghỉ việc? Khi không muốn, hãy buông bỏ.

Nếu bạn lựa chọn ở lại, hãy làm đúng việc của mình. Lúc quyết định lựa chọn công việc này, chẳng phải chính ta đã đồng ý chấp nhận lấy nó. Lúc quyết định ra di hay ở lại, ta đã chọn điều thứ hai. Sao giờ đến khi làm việc ta lại uể oải, trễ nải, đối phó qua ngày như thể chỉ vì ai đó kề dao bóp cổ ta vậy? Việc tự chịu trách nhiệm với bản thân ta cũng không làm được, bao giờ ta mới chịu trưởng thành? Đó là thất hứa với chính bản thân mình, thất bại trong việc giữ tín nhiệm với người khác.

Mình có một số đồng nghiệp thường đi làm trễ, hay viện cớ xin nghỉ ốm, kì kèo khi nhận deadline công việc, không hoàn thành việc đúng thời hạn, không bao giờ xuất hiện ở các sự kiện nhóm, không bao giờ chủ động nhận công việc mới. NHƯNG, luôn muốn làm phần việc nhẹ nhàng nhất, được công ty cung cấp các tiện ích đầy đủ nhất, nhận mức lương tốt nhất và tốt nữa, được công ty trả tiền cho các kỳ nghỉ dài, được cân nhắc lên vị trí mới, v.v…v. Việc của bản thân đã không làm trọn, nhưng luôn đòi hỏi lợi ích mới VÀ khi không đạt được, họ sẽ ngay lập tức than phiền.

Hãy là một người đi làm thuê chuyên nghiệp: làm đúng bổn phận của mình trước. Hoàn thành đúng trách nhiệm được giao là bạn đã xứng đáng nhận mức lương và lợi ích mà người đi thuê đã cam kết với bạn. Đến lúc đó, nếu bạn muốn, hãy làm thêm ngoài mức yêu cầu để có cơ hội với những điều tốt hơn: thêm lương thưởng, thêm cơ hội, v.v…v Trách nhiệm cơ bản còn chưa hoàn thành, cớ sao đòi hỏi những lợi ích khác? Kì cục nha.

Một ngày kia, một người quen bắt gặp Socrates háo hức hỏi, “Ông có biết tôi nghe được chuyện gì về bạn ông không?”

“Anh có hoàn toàn chắc những gì sắp kể cho tôi là sự thật 100% không?”, Socrates tỉnh bơ.

“À… không”, người đàn ông trả lời, “Thực ra tôi chỉ nghe người ta nói và…”

“Được rồi”, Socrates đáp lại. “Vậy điều mà anh định nói về bạn tôi có tốt đẹp không?”

“Không, ngược lại thì đúng hơn.”

“Điều anh định nói về bạn tôi có đem lại lợi ích cho ai không?”

“Không, không hẳn”, người này ngập ngừng trả lời.

“Vậy nếu điều anh định nói cho tôi chưa chắc là sự thật, chẳng tốt đẹp, và cũng chẳng có ích gì thì tôi không muốn nghe đâu.”

Ngày trước đi làm ở công ty cũ, mình đã được trải nghiệm một môi trường mà hễ vắng mặt là bạn sẽ thành chủ đề của buổi nói chuyện. Lúc đó, trong phòng có một cô bạn thường đi ăn trưa bên ngoài với anh trưởng phòng. Khi công ty đi ăn chung, hai người đó cũng thường đi chung xe. Vậy là lên thớt! Rồi chuyện gì ở đâu không biết cũng được lôi ra xì xào mỗi khi cô vắng mặt. Sau này mình mới biết, hóa ra gần như ở đâu cũng có những người thích bàn tán về người khác.

Có thể chuyện mà bạn được nghe và sẽ kể cho người khác là chuyện có thật, là chuyện tốt. Thỉnh thoảng ta cũng muốn biết đồng nghiệp của mình sở thích ra sao, đời sống thế nào, hay chia sẻ những trải nghiệm của chính bản thân mình với họ. Chuyện phiếm đôi khi sẽ có ích khi chúng ta giải lao và muốn bắt chuyện với đồng nghiệp để mọi người cùng nhau cảm thấy thoải mái hơn. Bởi dù sao chúng ta cũng dành ít nhất một phần ba thời gian mỗi ngày gặp gỡ họ. Nhưng đây là môi trường công việc, hãy đặt ra một giới hạn. Câu chuyện giữa bạn và tôi chỉ nên xoay quanh hai chúng ta và công việc. Ở đây chúng ta còn chưa nói đến sự cạnh tranh trong môi trường làm việc.

Nhiều khi thật vui sướng khi được cùng nhau nói xấu về một người nào đó. Bạn biết cảm giác đó chứ ha? Nhưng hãy nhớ lại đây là công việc. Chuyện về người khác xin làm ơn không đưa ra bàn tán. Nó không chắc là đúng, là tốt đẹp hay cũng chẳng có ích gì. Lũ bạn thân không cùng chung chỉ tiêu trong công việc, không chung cấp trên, không được xét tăng lương hay thăng chức chung với bạn lúc nào hết. Đừng nghĩ những buổi bàn tán sau lưng về người khác sẽ khiến bạn trở nên thân thiết hơn với các đồng nghiệp. Khả năng cao bạn sẽ lại chính là chủ đề của họ khi bạn vắng mặt đấy! Ngoài văn phòng bạn có thể cà phê cùng lũ bạn thân thỏa thích tám về một người khác, nhưng trong công việc hãy cư xử chuyện nghiệp!

Sau một thời gian bon chen kiếm cơm, mình cũng nhận ra một số kiểu đồng nghiệp mà chắc mình sẽ không bao giờ mời họ đến nhà. Một tách trà ngon chỉ để dành mời bạn hiền thôi nha.

Lại mong mỏi đến ngày có một căn nhà nhỏ để mỗi cuối tuần pha trà mời bạn đến chơi…

Advertisement

2 thoughts on “Những đồng nghiệp mình không mời trà

  1. ngày xưa mới đi làm mình muốn làm việc trong môi trường coi người làm cùng như một người bạn của mình vậy , những sau khoảng thời gian thì đúng ‘ Đồng nghiệp nên chỉ là đồng nghiệp thôi ‘ ^^ . Nhưng dĩ nhiên nếu bạn tìm được người bạn thực sự trong công việc . Mình cũng biết cảm giác khi nghe một ng nói không hay hoặc không vừa ý về người đó nhưng sau đó thì vẫn cười nói vui vẻ thân thiện, những lúc thế mình cảm thấy thật đáng sợ :))

    Liked by 1 person

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s