Kafka bên bờ biển – khủng hoảng danh tính không đùa được đâu (Phần 1)

“Kafka on the shore” lần đầu tiên xuất bản cách đây mấy năm và được rất nhiều người thích. Mình không phải fan của fiction nên cũng không mấy quan tâm. Nhưng dạo gần đây khi ngày ngày vắt tay lên trán ngẫm nghĩ về bể dâu cuộc đời (viết đến đây vội tra cứu trên mạng coi “bể dâu” điển tích là gì), đọc một chút fiction có sao đâu:)

Kafka

Kafka Tamura, một cậu nhóc 15 tuổi quyết bỏ nhà ra đi để trốn tránh lời nguyền của chính cha đẻ. Phải nói thêm rằng tên truyện không phải được đặt theo tên cậu ta vì đó không phải là tên thật của cậu. 15 tuổi nhưng Kafka nhìn bề ngoài có vẻ cao lớn hơn tuổi thật nhờ chăm chỉ tập gym. Đang tuổi dậy thì, giọng nói còn chưa vỡ, nhưng bị ám ảnh bởi việc bị mẹ bỏ rơi từ năm 4 tuổi, phải sống cùng một người cha cục cằn và lạnh nhạt với mình. Cậu ta đơn độc và chỉ muốn thu mình lại trong thế giới gym, sách, và “the boy named Crow”, chỉ mong mỏi đến ngày sinh nhật tròn 15 tuổi để xách ba lô lên và đi. Cậu chỉ muốn đi xa thật xa, chỉ cần thoát khỏi căn nhà đó, người đàn ông đó, lời nguyền đó, ở đâu không quan trọng. Cho đến khi định mệnh đưa cậu đến Takamatsu, thư viện Komura, cabin nhỏ giữa rừng vắng, và ngôi làng nhỏ sâu trong rừng, ở phía bên kia “entrance stone.” Một cậu nhóc thật sự đáng thương khi thiếu thốn tình cảm gia đình, không có ai dẫn dắt, lạc lối để rồi tự chôn mình vào lời nguyền ghê tởm của chính cha đẻ.

Từ một đứa trẻ thông minh, đọc nhiều sách, một mình từ nhỏ đã quen, cậu đã dũng cảm đối diện với chính mình, nhưng không thể nào vượt qua được 15 năm tủi hờn, 15 năm cô độc, 15 năm không được yêu thương để trở thành “the toughest fifteen-year-old in the world”. Vậy mới thấy tình yêu thương gia đình quan trọng như thế nào. Hoặc chí ít, tương tác xã hội đóng vai trò quan trọng ra sao. Chúng ta sinh ra giữa xã hội, chứ không phải giữa rừng rậm. Dù muốn hay không, ta được nuôi lớn giữa gia đình và xã hội. Cậu Kafka thật đáng thương khi gia đình đổ vỡ đã khiến cậu thu mình lại; đáng thương hơn nữa là cuộc đời cậu khi đó đã không có bóng dáng của một người nào. Một người có thể bước đến, lắng nghe, cảm thông với cậu. Sự cô độc và tự tách mình khỏi xã hội đã khiến một tâm hồn non nớt trở thành nạn nhân của một lời nguyền ghê tởm. Nó cắt xẹt vào tâm hồn cậu như con dao sắc lẹm xẻ đôi miếng thạch rau câu trong suốt không có khả năng chống cự nào.

Miss Saeki

Miss Saeki, một cô gái tuổi 15 xinh xắn, vô tình “nhặt được” hai đoạn nhạc ở phía bên kia “entrance stone”, một người con gái mất người yêu ở tuổi 20, cũng lập gia đình rồi chỉ để bỏ rơi nó, sống những năm tháng vô hồn cho đến đỉnh điểm của lời nguyền khi người mẹ tuổi năm mươi mấy cuối cùng được ra đi mãn nguyện. Miss Saeki sinh ra trong gia đình khá giả, thành đôi với người bạn trai thanh mai trúc mã, xứng lứa vừa đôi, mọi thứ thật hoàn hảo và êm đềm. Cho đến khi định mệnh chia rẽ họ. Mang theo trái tim tan nát và những khổ đau, không đủ dũng cảm để kết thúc cuộc đời mình, nhưng vẫn lập gia đình để rồi lại bỏ rơi nó và sống những tháng năm vô hồn, vô nghĩa, mãi hoài niệm về những “memories” xưa cũ.

Có phải khi con người ta sinh ra và lớn lên giữa những thứ quá đẹp đẽ và suôn sẻ, ta sẽ không có khả năng đối diện với bất kì biến cố nào. Cuộc sống quá êm đềm dễ khiến con người ta mất đi khả năng đối diện và vượt qua đổ vỡ, thậm chí sống như đã chết sau khi người thương ra đi. Miss Saeki không đủ khả năng để sống tiếp sau 20 năm luôn có người bạn thanh mai trúc mã bên cạnh. Tình yêu của cô thật đẹp, nhưng cũng thật đáng tiếc, nó không làm cho con người ta mạnh mẽ hơn, mà giết chết họ. Osho nói rằng yêu là hai người cô độc ở bên cạnh nhau. Cô độc là vẫn có thể sống một mình và vẫn yêu. Khi không ở bên người mình yêu, ta cảm thấy như thiếu vắng một nửa của chính mình. Ở bên cạnh họ khiến ta cảm thấy được là chính mình. Cho nên người ta nói yêu là đi tìm một nửa của chính mình. Yêu một người sẽ giúp ta hiểu chính mình hơn, sống trọn vẹn hơn. Người ta yêu cũng như vậy, cho nên mới nói yêu nhau là “complete each other”. Nếu yêu mà không giúp ta hiểu chính bản thân mình hơn, nhưng ràng buộc nhau với những ảo tưởng, ghen tuông, thì không còn là yêu nữa…

Mr. Nakata

Mr. Nakata có lẽ là nhân vật fiction nhất trong câu chuyện, sống một cuộc đời kì lạ, và cũng thật đáng thương. Có khi nào “Kafka on the shore” có tựa đề gốc là “Những người khốn khổ ở Nhật Bản” không ta? Sinh là trong một gia đình gia giáo, bản thân là một đứa trẻ tài năng, nhưng một lần bước đến thế giới bên kia “entrance stone” đã cướp đi khả năng sống bình thường của một đứa trẻ 9 tuổi. Nhiều lần bạn sẽ thấy ganh tỵ với cuộc đời đơn giản của Nakata. Ông làm việc cần mẫn, không biết mệt mỏi,  không bao giờ than phiền suốt 40 năm ở xưởng gỗ. Toàn bộ số tiền dành dụm được sau đó một phút bốc hơi, nhưng Mr. Nakata không hiểu rõ về tiền nên ông không mảy may buồn bã. Với ông nhiều là nhiều hơn vài nghìn Yên. Còn sau đó thì mọi thứ đều như nhau.

Mr. Nakata lúc nào cũng vui vẻ, không quạu, không trăn trở, không bận tâm người khác nghĩ gì về mình. Cuộc đời như vậy nhiều khi lại làm cho người khác mong muốn. Nhưng khi bạn đọc đến câu chuyện giữa Mr. Nakata và Hoshino, ta mới thấy hòn đá cũng biết đau. Người chậm hiểu nhưng cũng biết buồn, và ông cũng mong mỏi được trở lại làm người bình thường đến như thế nào. Dẫu biết khổ đau như chết đi của Miss Saeki không phải là điều chúng ta mong muốn, cuộc đời có chút sóng gió mới phong phú và đáng sống. Dù một hay nhiều chút, ta có thể cảm nhận được nó, sống một cuộc đời của người bình thường. Bởi nếu không có khả năng hiểu được những điều đến với ta trong đời, ta đâu thể cảm nhận được nó, đâu thể sống trọn vẹn. Mr. Nakata đáng thương không phải vì ổng là người chậm hiểu. Ông biết cái bóng của mình mờ hơn một nửa so với người bình thường, ổng biết mình chưa được sống trọn vẹn.

Dù truyện kết thúc không gỡ hết các nút thắt hay giải thích hết mọi thứ (một kết thúc điển hình của những câu chuyện mang tính siêu thực), dù lời nguyền được hóa giải, Kafka chọn cách trở về với trường học (tình tiết cứu vãn tính hiện thực), Hoshino “giải cứu thế giới” thành công, v.v…v có lẽ những người là fan của tính siêu thực sẽ rất thích “Kafka on the shore”.

Mình sẽ chia sẻ tiếp ở phần sau. Mắc bệnh dài dòng:)

Advertisement

One thought on “Kafka bên bờ biển – khủng hoảng danh tính không đùa được đâu (Phần 1)

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s