Dream Psychology – ý nghĩa của những giấc mơ

Tên sách: Dream Psychology

Sigmund Freud là một trong những nhà tâm lý học nổi tiếng nhất đã đặt nền móng cho phân tích tâm lý học hiện đại. Có rất nhiều người ngưỡng mộ Freud khi ở thời của ông đã có những nghiên cứu và thí nghiệm tâm lý vượt lên tầm nhìn của thời đại. Cũng có nhiều luồng ý kiến trái chiều cho rằng Freud bị “ám ảnh” với các phát hiện tâm lý và luôn có xu hướng gắn liền chúng với sexual desire. Dream Psychology là một ví dụ điển hình. Dù sao đi nữa, không ai có thể phủ nhận tầm nhìn vượt thời đại của Freud ở thời đại của ông – khi tâm lý học còn rất sơ khai, và chủ yếu bám vào các lý thuyết của Carl Jung. Carl Jung là một nhà tâm lý học vĩ đại khác, người “khơi nguồn” cho MBTI test mà các bạn làm ngày nay đó.

Mình biết đến Freud cách đây mấy năm nhưng phải đến giờ mới đọc sách của Freud. Dream Psychology được xuất bản lần đầu tiên năm 1920, chính xác, 1920. Tuy nhiên, những phân tích của Freud không hề lỗi thời. Ngược lại, cả giới nghiên cứu khoa học đều phải công nhận giá trị nền tảng của những phân tích đó đối với tâm lý học ngày hôm nay.

Sách viết về những thí nghiệm và phân tích cơ bản đầu tiên của Freud về những giấc mơ. Freud tin rằng những giấc mơ của con người khi ngủ luôn có một ý nghĩa nhất định, và tựu trung lại chính là những mong muốn chưa được thỏa mãn khi đang thức tỉnh. Trong đó, một phần lớn các vật thể xuất hiện trong giấc mơ là biểu tượng cho sexual desire.

Bản mình đọc là bản tiếng Anh nên dù có chút tự tin đọc sách tiếng Anh từ mấy năm nay, mình vẫn thực sự cảm thấy vất vả để hiểu được nội dung. Từ vựng không khó nhưng câu cú và ngữ pháp khá phức tạp. Ví dụ như phần giải thích những suy nghĩ thoáng qua bị giữ lại và lãng quên ở Unc. (unconscious) thỉnh thoảng “vượt rào” thành công sang Forec. (foreconscious) và lọt vào những giấc mơ, nhưng sẽ bị bóp méo và nhào trộn với những suy nghĩ hay mong muốn khác trong tiềm thức trước khi giấc mơ thành hình. Những câu dài đến 15 dòng trong cùng một đoạn văn thực sự “xoắn não”.

Mình là một kẻ ngoại đạo (không có bất cứ background nào về tâm lý học) nên một số phân tích tâm lý, dù đã được Freud trong sách giải thích, vẫn khó lòng theo được. Ngoài ra, thói quen của mình là gần như không bao giờ tra từ điển khi đọc sách, dù có gặp từ không hiểu. Mình sẽ vẫn đọc hết cả đoạn, sang trang tiếp theo, và cho đến hết. Đặc biệt khi đọc truyện hoặc tiểu thuyết, một cách rất tự nhiên, trí tưởng tượng của mình sẽ tạo nên một cuốn phim tự chạy trong đầu. Một cuốn phim tự mình làm đạo diễn. Đó cũng là lý do mình thích đọc sách trước khi xem phim.

Bởi vậy sách chưa đến 200 trang nhưng mình mất hơn 1 tháng mới đọc xong, và cũng chỉ hiểu được khoảng 60% nội dung. Thực sự mình rất sợ đọc lại vì khó quá. Mình sẽ tìm các cuốn phân tích giấc mơ khác của Freud để tìm hiểu thêm. Nếu bạn có cùng quan tâm về tâm lý học, chỉ cần bắt đầu tìm các tài liệu phân tích tâm lý học, bạn sẽ không thể nào không gặp các nghiên cứu của Sigmund Freud. Nếu Carl Jung là “ông tổ nghề” thì Freud giống như “cây đại thụ” trong nghiên cứu tâm lý con người.

Vậy mình review cái gì bây giờ?

  • Theo Freud, mỗi giấc mơ là biểu hiện của một ước mong thầm kín chưa được thỏa mãn.
  • Nhiều vật thể xuất hiện trong giấc mơ thực ra là biểu tượng của sexual desire.
  • Trong cuộc sống hàng ngày, sẽ có những mong muốn không thực hiện được. Chúng ta có thể tự kìm nén hoặc có những cảm xúc khác nhau khi tự ý thức được việc đó. Nhưng cũng có những mong muốn bị rơi vào lãng quên, rơi vào tiềm thức mà chỉ khi ta ngủ chúng mới có thể “trở lại” trong giấc mơ hoặc không.
  • Có rất nhiều mong muốn hoặc suy nghĩ từ thời thơ ấu còn ở lại trong tiềm thức mỗi người mà sau này khi con người trưởng thành, chúng có thể bị “đánh thức” bởi những hoạt động tâm lý khác, và “xuất hiện” trở lại trong giấc mơ.
  • Freud phân tích giấc mơ bằng cách phân tách các chi tiết xuất hiện trong giấc mơ (displacement) và sau đó soi chiếu các chi tiết đó với các sự kiện một người gặp phải (bao gồm các sự kiện trong quá khứ) và suy nghĩ của họ lúc đang tỉnh.
  • Các sự kiện, chi tiết, suy nghĩ,… đều bị bóp méo trước khi xuất hiện trong giấc mơ. Đó là lý do tại sao phần lớn các giấc mơ của chúng ta đều có vẻ rất kỳ quái.

Tệ quá, mình chỉ viết được vậy. Nên mình thực lòng sẽ không khuyến khích bạn đọc. Trừ khi bạn thực sự học tập và nghiên cứu trong lĩnh vực tâm lý học, hoặc bạn thực sự đam mê tìm hiểu. Với người “đi ngang qua đường” các bạn có thể đọc các bài báo ít mang tính chuyên sâu khoa học hơn. Đây là lần đầu tiên mình review một cuốn sách mà mình không recommend. Nếu có ai chuyên môn trong lĩnh vực này đọc được bài viết này của mình, mong các bạn không chê cười một “kẻ ngoại đạo” đang tìm đường vào:)

Sau khi đọc xong cuốn này của Freud, sách khó là một chuyện, mình lại thấy Freud là một chủ đề thú vị với mình. Nhiều khi tự hỏi tại sao mình luôn bị hấp dẫn bởi những cá nhân gây nhiều tranh cãi. Nếu bạn đã đọc các bài viết khác của mình, Osho là một cái tên mình nhắc đến thường xuyên. Và giờ bạn đoán được rồi đấy. Osho cũng là một “cây đại thụ” mà người người ngưỡng mộ, nhưng không ít người phản đối. Bạn có thích Freud hay Osho giống mình không?:)


2 thoughts on “Dream Psychology – ý nghĩa của những giấc mơ

  1. Review của bạn làm mình muốn đọc cuốn sách này xem sao do mình đang đọc cuốn Why we sleep. Mình cảm thấy hứng thú về việc hình thành các giấc mơ nhưng là ngoại đạo nên thật sự khó hiểu. Mình làm về khoa học nhưng lại thích tin về tâm linh. Con người mình quả thật là một mớ hỗn độn mà.

    Liked by 1 person

    1. Các nghiên cứu của Freud ko có gì liên quan đến tâm linh đâu ạ. Đây là các nghiên cứu khoa học tâm lý nên sẽ có khá nhiều kiến thức chuyên môn… Mình cũng vì thích tìm hiểu về giấc mơ nên tìm đọc cuốn này. Ngoài cuốn này, Freud có mấy cuốn khác nữa cũng nghiên cứu về giấc mơ. Rất đáng để đọc đó ạ ^^

      Like

Leave a comment