Tên sách: Homo Deus: A Brief History of Tomorrow
ISBN: 9781784703936
Về tác giả
Yuval Noah Harari là người Isarel, nhà sử học, Giáo sư giảng dạy bộ môn Lịch sử ở Hebrew University of Jerusalem. Nghe qua có vẻ thấy khiêm tốn, nhưng các bạn có thể google để biết thêm về academic background của Giáo sư này. Homo Deus là cuốn thứ 2 trong 3 cuốn sách hiện tượng của Harari. Mình không biết mất bao nhiêu lâu để nghiên cứu và bao nhiêu kiến thức để viết được sách về lịch sử trong khi thế giới có rất nhiều nhà sử học xuất chúng. (Mà nhiều khi các bác chỉ có giảng dạy rồi nghiên cứu, nghiên cứu rồi giảng dạy thôi). Mình vẫn tin rằng không phải nhà sử học nào cũng có thể viết được 3 cuốn sách này. Khi Sapiens giải thích lịch sử loài người từ những buổi sơ khai cho đến hiện tại, và hé lộ một chút về tương lai, Homo Deus giải thích cách vận hành của thế giới loài người cận đại và hiện đại, và đặt ra những câu hỏi cho tương lai. Sách không chỉ cho thấy hiểu biết và tầm nhìn của một great thinker, mà cách đặt vấn đề thật sự làm người đọc phải suy nghĩ. Tờ báo THE TIMES viết về Harari: The great thinker of our age.
Về nội dung
Sách được chia làm 3 phần theo trình tự thời gian: Loài người chinh phục thế giới, Loài người mang ý nghĩa đến với thế giới, và Loài người mất kiểm soát với thế giới như thế nào.
Mở đầu sách có thể được xem là phần tóm tắt của cuốn Sapiens (cuốn xuất bản trước Homo Deus) theo đó tác giả giải thích ngắn gọn lại quá trình “chinh phục” thế giới của một loài người từ săn bắn hái lượm đến bá chủ muôn loài.
Khi đọc đến phần hai, người đọc sẽ bị thách thức bởi những phát hiện của các nhà nghiên cứu khoa học và cách đặt câu hỏi của Harari. Ví dụ như tôn giáo thực ra chỉ là những câu chuyện do loài người tự kể ra. Bản thân là người vô thần, không giáo, mình thấy cách giải thích nguồn gốc và ý nghĩa của các tôn giáo rất dễ theo dõi. Nhưng với một người theo đạo, có thể bạn đọc sẽ gặp khó khăn vì nó thách thức niềm tin và “hiểu biết” của chính bạn.
Trước nay xem phim khoa học viễn tưởng, mình đều nghĩ rốt cuộc máy móc không thể nào hoàn toàn thay thế được con người. Khi đọc đến phần cuối của sách, mình mới biết mình đã nhầm. Phân tích của tác giả cho thấy khi chúng ta tin rằng các quyết định trong cuộc đời của mỗi người như làm nghề gì, kết hôn với ai,… đều do ý chí của người đó, ý chí thực ra được hình thành và ảnh hưởng không ngừng bởi thế giới xung quanh. Vậy nên không thể chắc chắn ý chí đó là quyết định của riêng ta. Vậy khi máy móc có thể hiểu được chúng ta nhiều hơn chính chúng ta hiểu mình, máy móc có thể đưa ra quyết định tốt hơn dựa vào data (?)
Tổng kết
Sách có rất nhiều câu hay mình đã đánh dấu làm quotes, nhưng không thể viết ra hết ở đây.
- Loài người cũng là một động vật, nhưng chúng ta đã thống trị thế giới động vật, và đối xử với các loài vật khác như động vật hạ đẳng và bóc lột chúng một cách tàn bạo.
- Theo nghiên cứu khoa học, thực ra không có gì gọi là linh hồn. Soul chỉ là một ý nghĩa loài người tự tạo ra cho chính mình.
- Tất cả các cấu trúc xã hội và tổ chức trên thế giới đều xuất phát từ các niềm tin chung của loài người.
- Chia sẻ thông tin không còn là xu hướng, nó đã trở thành một phần của sự tồn tại của loài người hiện đại.
- Mục đích của cuốn sách là giúp chúng ta mở rộng tầm nhìn về các khả năng có thể xảy ra với tương lai của loài người. Biết càng nhiều có thể khiến chúng ta càng bối rối, nhưng tác giả hi vọng chúng ta có thể đặt ra các câu hỏi xa hơn về tương lai.
- Thế kỷ 20 là khi democracy chiến thắng socialism và communism vì có thể xử lý thông tin tốt hơn. Thế kỷ 21 chúng ta đang sống trong thời đại các thuật toán đã vượt xa khả năng của con người. Liệu loài người sẽ bị khuất phục trước công nghệ thông tin như cách dictatorships thất bại trước democracies?
Mình rất recommend sách này (cùng với 2 cuốn còn lại trong bộ 3) với những độc giả sau.
- Đang gặp existential crisis, quarter life crisis, identity crisis
- Hứng thú với lịch sử, kinh tế, chính trị, tôn giáo, văn hóa, và khoa học
- Thích học tiếng Anh từ việc đọc sách
Vậy là mình đã hoàn thành hai cuốn Sapiens và Homo Deus, bây giờ là lúc đọc 21 Lessons for the 21st Century. Trước đây là 7 cuốn Harry Potter trong một lần đọc marathon; bây giờ là 3 cuốn sách của Yuval Noah Harari. Không biết bao giờ mình có thể đọc một loạt sách liên tục như vậy nữa, cứ đọc thôi.
Bạn có thể đọc bài review về cuốn đầu tiên, Sapiens ở đây.
One thought on “Homo Deus – Lược sử Tương lai hay Tầm nhìn của một Great Thinker”