Tên sách: 21 Lessons for the 21st Century
ISBN: 9781784708283
Về tác giả
Có thể bạn chưa đọc các bài review trước nên mình vẫn tóm tắt một chút về tác giả ở đây.
Yuval Noah Harari là người Isarel, nhà sử học, Giáo sư giảng dạy bộ môn Lịch sử ở Hebrew University of Jerusalem. Nghe qua có vẻ thấy khiêm tốn, nhưng các bạn có thể google để biết thêm về academic background của vị Giáo sư này. 21 Lessons for the 21st Century là cuốn cuối cùng trong 3 cuốn sách hiện tượng của Harari. Sapiens giải thích lịch sử loài người từ những buổi sơ khai cho đến hiện tại, và hé lộ một chút về tương lai. Homo Deus giải thích cách vận hành của thế giới loài người hiện tại, và đặt ra những câu hỏi cho tương lai. 21 Lessons for the 21st Century phân tích các vấn đề của con người trong thế kỷ 21 và chỉ ra các kịch bản có thể xảy ra trong tương lai vài thập kỷ tới. Từ lúc đọc Sapiens, Youtube của mình đã tràn ngập videos về các buổi phỏng vấn và nói chuyện với Harari. Tờ báo THE TIMES viết về Harari: The great thinker of our age. Súc tích và chuẩn xác.
Về hành văn
Nếu bạn đã đọc hai cuốn Sapiens và Homo Deus, sẽ rất dễ để bạn theo dõi các phân tích trong cuốn sách này. Tuy nhiên nếu bạn chưa đọc cũng không sao. Harari là một trong những tác giả best-seller không chỉ vì độ khủng của nội dung sách, cách ông viết hoàn toàn thuyết phục người đọc. Thuyết phục ở đây không có nghĩa là người đọc phải hoàn toàn khâm phục và tin vào cách giải thích của Harari. Thuyết phục bởi vì người đọc không thể mong đợi gì hơn từ một great thinker đồng thời cũng là best seller.
Thực tế có rất nhiều người giỏi, nhưng không phải ai cũng thành thạo tất cả mọi thứ. Hơn nữa, dù bạn có xuất sắc, chưa chắc bạn đủ khả năng giải thích tất cả với người khác một cách hiệu quả. Vậy rồi thế giới có Harari. Harari nói trong một buổi phỏng vấn “sứ mệnh của tôi là giúp giải thích rõ ràng hơn về thế giới với mọi người” (nguyên bản:“to bring clarity to the public conversation”). Cách viết rất thực tế, đơn giản, đi thẳng vào vấn đề, và nhìn nhận mọi thứ một cách khách quan. Harari không bao giờ dùng các từ ngữ học thuật cao siêu hay sáo rỗng trong sách của mình. Trong các buổi phỏng vấn cũng vậy, ông luôn trả lời câu hỏi bằng cách đi thẳng vào vấn đề, nói một cách đơn giản, và với một thái độ khiêm tốn.
Về nội dung
Theo đúng tên gọi của sách, tác giả lần lượt phân tích 21 chủ đề tương ứng với hoàn cảnh của loài người khi thế kỷ 21 đã đi qua 1 phần 5 chặng đường. Qua phân tích của Harari, người đọc có thể thấy được thế giới chúng ta đang sống quả thật phức tạp và có quá nhiều điều đang diễn ra. Nếu bạn đọc thấy lo lắng, đó là điều dễ hiểu bởi không ai có thể tiếp nhận hết tất cả những điều đó cùng một lúc mà không thấy choáng ngợp. Cá nhân mình rất nhiều lần thấy nản chí, bởi không biết nên làm gì tiếp theo trong cuộc đời. Ví dụ như khi hiểu ra linh hồn không tồn tại, ý nghĩa cuộc đời này cũng là do loài người viết các câu chuyện mà nên. Mình không biết vậy rồi sống để làm gì khi cuộc đời vốn dĩ chẳng có ý nghĩa gì cả. Tất cả những thứ chúng ta cho rằng là cá tính, bản sắc, tính cách, lựa chọn, ý chí, ý nghĩa, v.v…v đều được hình thành từ các câu chuyện loài người kể ra cho chính mình và chịu ảnh hưởng từ môi trường sống xung quanh. Harari viết: loài người là động vật của các câu chuyện.
Nhiều lúc mình phải đọc lại cả đoạn, vì sợ bị nhầm lẫn giữa phân tích của tác giả với quan điểm của ông. Các phân tích đều dựa trên nghiên cứu khoa học. Harari không chỉ trích hay lên án một sự vật hiện tượng nào. Ông đang làm đúng như những gì ông nói: to bring clarity. Khi hiểu được đâu là tác giả đang phân tích khách quan, đâu là quan điểm của tác giả, người đọc mới càng trân trọng công sức bỏ ra phía sau những trang giấy. Và. Khâm phục làm sao sự thực tế, đơn giản và khiêm tốn của con người này.
Một câu quote
“[…] the common person feels increasingly irrelevant.”
Khi các tiến bộ về công nghệ thông tin và công nghệ sinh học đang dần chứng tỏ khả năng AI vượt trội con người ở các kỹ năng nhất định, con người sẽ phải đối mặt với việc dần dần bị loại khỏi cuộc chơi. Khó có thể nói máy móc sẽ hoàn toàn thay thế được con người, nhưng máy móc không cần giỏi hết tất cả mọi thứ, nó chỉ cần giỏi hơn con người về một kỹ năng nhất định. Khi đó, người làm công việc sẽ bị đào thải. Con người thường dành mấy chục năm đầu đời để học một nghề, rồi những năm còn lại làm nghề, và nghỉ hưu.
Sắp tới, khi công việc biến mất, con người sẽ phải tự “reinvent yourself”, học tiếp những kỹ năng làm việc mới để có thể tồn tại. Trong khi máy tính chỉ mất vài giờ tải dữ liệu và tự học, con người mất vài năm. Và thậm chí khi con người có thể vượt lên chính mình, cứ khoảng chục năm con người sẽ lại phải thay đổi. Bởi vì với tốc độ phát triển của công nghệ, công việc “mới” đó chưa chắc đã tồn tại trong những năm tới. Một cuộc chạy đua không ngừng nghỉ, và ai sẽ giúp chúng ta trang trải khi chúng ta dành thời gian đi học kỹ năng mới? Làm sao biết công việc nào sẽ còn hay sẽ mất? Làm sao để không bị “irrelevant”? v.v…v Đây là một trong các bài toán cho loài người hiện đại ở thế kỷ 21.
Cảm nhận khác
Mình thấy thật may mắn khi có thể tiếp cận được những cuốn sách quý như vậy. Sinh ra và lớn lên ở một đất nước đang phát triển, quá nhỏ bé trong khi thế giới rộng lớn có rất nhiều điều trước giờ mình chưa từng biết. Không ai nói với mình rằng phải biết những điều đấy, nhưng lời người khác nói có quan trọng bao giờ. Biết thêm một chút cũng không phải tham vọng gì lớn lao. Mỗi lần đọc sách như vậy, tầm mắt được mở mang, và quan trọng nhất là mình biết được rằng: có nhiều sự lựa chọn. Ví dụ mình có thể lựa chọn lập gia đình muộn hơn để dành thời gian đi đây đó và chuẩn bị vững vàng hơn cho những quyết định quan trọng. Mình có thể lựa chọn sống và làm việc ở một đất nước khác, không cần thiết phải ổn định như ở nhà. Mình có thể lựa chọn ở nhà đọc cuốn sách mà mình thích, không cần phải ráng hòa nhập với các bạn khi có ai rủ đi uống cà phê v.v..v
Khi đọc đến những tình huống có thể xảy ra trong tương lai gần theo quan điểm của tác giả, có hai điều làm mình phân vân nhất. Một là cảm giác “irrelevant” như có viết ở trên. Mình không biết liệu sau này 5 năm, 10 năm, 15 năm nữa… hay ở năm 2040, nếu thực sự rơi vào hoàn cảnh đó, mình thấy nó thật thê thảm.
Hai là… buồn. Tất cả những gì tác giả cho mình thấy ở 3 cuốn sách lại cho mình thấy mình biết quá ít. Thế giới này quá rộng lớn và phức tạp. Những điều phức tạp mà tác giả phân tích chỉ nhắc đến đúng 2 điều về Việt Nam: chiến tranh và cộng sản. Các vấn đề khác như sự lỗi thời của imperialism và đối mặt với terrorism gần như không nằm trong menu của Việt Nam. Đâu đó trên bản đồ thế giới, một quốc gia theo chế độ cộng sản vừa mới hết chiến tranh được vài thập kỷ. Chấm.
Có phải Việt Nam mình vẫn còn đang lạch cạch đạp chiếc xe đạp cũ theo ra cánh đồng lớn, nơi mà chiếc tên lửa của Tét La đã rời bệ phóng và lên không trung từ lâu. Không ai dám nói người Việt thiếu cái giỏi. Chỉ có nước Việt vẫn chưa có hệ thống tàu di chuyển trong thành phố trong khi thế giới đã đưa AI ứng dụng vào quy hoạch thành phố, trường học, bệnh viện, quân đội,…
Kết luận
Ở hai bài review trước, mình có recommend sách với các bạn sau.
- Đang gặp existential crisis, quarter life crisis, identity crisis
- Hứng thú với lịch sử, kinh tế, chính trị, tôn giáo, văn hóa, và khoa học
- Thích học tiếng Anh từ việc đọc sách
Tuy nhiên, giờ mình thực sự hi vọng càng nhiều bạn trẻ sẽ đọc được 3 cuốn sách này (bằng tiếng Anh càng tốt). Nếu bạn có, làm ơn hãy chia sẻ. Như mình đã “ép” bạn mình đọc theo mình:)
Bạn có thể đọc bài review hai cuốn sách còn lại của Harari ở dưới đây.