Passive-aggressive: tạo nghiệp điển hình (Phần 1)

Đây không phải là một chủ đề mới, rất có khả năng chính bạn đã gặp trường hợp như vậy. Ở đâu? Ở chính con người của bạn, ở gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, người yêu, bạn thân…

Nếu bạn đã biết đến passive-aggressive, thật là tốt vì bạn có thể đọc bài dịch bên dưới dễ hơn một chút. Nếu bạn chưa từng biết đến hay tìm hiểu về chủ đề này, ngay sau phần mở đầu này mình có tóm tắt một số thuật ngữ và giải thích thêm để bạn tiện theo dõi.

Dù sao mình cũng rất khuyến khích bạn tiếp tục đọc và tìm hiểu thêm về chủ đề này. Có rất nhiều tài liệu trên mạng, ví dụ như các YouTube videos hướng dẫn phát hiện và đối phó với passive-aggressive. Mình chưa thử tìm bằng tiếng Việt nhưng bằng tiếng Anh có khá nhiều videos thú vị. Ngoài ra, bạn có thể tìm các videos học tiếng Anh về “passive-aggressive expressions,” video một trích đoạn trong SNL (một chương trình hài hước của Mỹ) minh họa hành vi passive-aggressive nơi công sở (từ khóa: passive aggressive Pam), v.v..v

Một số thuật ngữ và giải thích thêm:

  1. Passive-aggressive: hành vi aggressive theo hướng passive, tức là hung hăng, gây hấn nhưng thay vì hổ báo lớn tiếng, một người sẽ âm thầm và thể hiện một cách gián tiếp (không bao giờ nói thẳng hay thể hiện trực tiếp cảm xúc thật của họ). Trong bài dịch, tạm dịch là gây hấn thụ động/hành vi gây hấn thụ động
  2. Gây hấn thụ động là một hành vi tiêu cực. Bạn quan tâm đến việc bỏ đi các mối quan hệ độc hại, hãy tìm hiểu thêm về gây hấn thụ động. Và đừng quên soi chiếu chính bản thân mình nữa nhé.
  3. Silent treatment: tức là sẽ giữ im lặng, hạn chế tối thiểu giao tiếp với target. Trong bài này, tạm dịch là đối xử im lặng. Ngoài ra, cá nhân mình nghĩ có thể gọi nó là “miễn đối thoại” 🙂
  4. Mục tiêu (target): trong bài này ý chỉ người bị gây hấn thụ động, là nạn nhân, là người gặp phải hành vi gây hấn thụ động. (Trong trích đoạn passive-aggressive Pam của SNL show, bạn sẽ thấy target là nhân vật do Katie Holmes đóng vai).
  5. Stonewalling: nôm na là “chiến tranh lạnh,” hành vi cắt đứt mọi tương tác, không phản hồi lại các nỗ lực giao tiếp của mục tiêu, thay vào đó phớt lờ mục tiêu và trơ ra như một tảng đá.
  6. Gây hấn thụ động có thể lây lan. Nếu bạn lần đầu tiên biết đến chủ đề này, mình rất khuyến khích bạn tìm hiểu thêm các tài liệu gải thích về biểu hiện của hành vi gây hấn thụ động. Bạn sẽ dễ hiểu hơn tại sao trong bài viết dưới đây lại có phần gợi ý cách đối phó với gây hấn thụ động là không tham gia vào. Mục tiêu (target) cần kiểm soát tốt cảm xúc của mình để không bị cái tôi chi phối. Khi phát hiện bị gây hấn thụ động, phản ứng của một người có thể là trở nên sưng sỉa và gây hấn thụ động lại. Bị nói đểu và phớt lời, mỉa mai và phớt lờ lại.
  7. Gây hấn thụ động không phải là sarcasm, không vui. Nếu bạn tìm xem trích đoạn trong SNL (một chương trình hài hước của Mỹ) minh họa hành vi passive-aggressive của Pam, bạn sẽ cười vì cách nói chuyện của Pam (vì SNL là comedy show). Cá nhân mình khi xem thấy một số câu nói mỉa mai này chính mình cũng đã từng dùng đến trong một số tình huống để gây cười. Nhưng lúc đó mình không biết gây hấn thụ động là gì, chỉ muốn nói để tỏ vẻ hài hước. Giờ mình càng tìm hiểu kỹ thêm, mình sẽ cố gắng kiểm soát những lời nói như vậy. Lời nói như lưỡi dao phải không? Say it like you mean it. Và mình thì chỉ muốn genuine, không muốn passive-aggressive.

Bài dịch dài, cộng thêm phần giới thiệu này của mình không được súc tích, nên mình tách thành 2 phần. Đây là phần 1.

Link của phần 2 ở cuối bài này.

Phần 1

Gây hấn thụ động là thể hiện các cảm xúc tiêu cực như tức giận hoặc khó chịu một cách gián tiếp, thay vì trực tiếp. Các hành vi gây hấn thụ động thường khó xác định và có thể phá hoại các mối quan hệ trong cuộc sống và công việc của bạn.

Gây hấn thụ động là gì?

Thay vì thể hiện ra rằng mình đang tức giận, một số người thể hiện thái độ chống đối của họ theo cách gây hấn thụ động nhằm làm tổn thương và rối trí mục tiêu của họ. Hầu hết mọi người đều có lúc này hay lúc khác phải đối mặt với hành vi gây hấn thụ động từ những người khác trong cuộc sống cá nhân và công việc. Ví dụ như một người bạn cùng phòng để lại lời “mắng nhẹ” về cái cốc chưa rửa trong bồn, hoặc một đồng nghiệp cứ “bị quên” hoàn thành bản báo cáo.

Mắng nhiếc hoặc tức giận chỉ khiến người gây hấn thụ động trở nên phòng thủ, và thường khiến họ đưa ra những lời ngụy hiện hoặc từ chối mọi trách nhiệm. Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng có nhiều cách lành mạnh hơn để đối mặt với hành vi gây hấn thụ động và xử lý xung đột trong mối quan hệ.

Điều gì khiến một người gây hấn thụ động?

Gây hấn thụ động bắt nguồn từ sự tức giận, thái độ chống đối và phẫn nộ sâu sắc mà một người, vì lý do nào đó, không thoải mái thể hiện trực tiếp ra bên ngoài. Khi đối mặt với hành vi gây hấn thụ động, điều quan trọng là phải hiểu rằng bên dưới tất cả những câu mỉa mai đó là một nỗi buồn bực sâu thẳm trong con người họ.

Một số ví dụ về hành vi gây hấn thụ động?

Một số hình thức gây hấn thụ động phổ biến bao gồm hành vi trốn tránh trách nhiệm đối với các nhiệm vụ, trì hoãn và thậm chí trễ thời hạn hoàn thành, giấu đi các thông tin quan trọng và thường không thể hiện tốt như bình thường người đó làm được. Loại hành vi này có thể gây ra các vấn đề trong gia đình khi gia đình không thể tin tưởng một cá nhân gây hấn thụ động sẽ thực hện lời hứa của họ. Gây hấn thụ động trong công việc có thể phá hoại các dự án của nhóm, khiến các mục tiêu chung không thể đạt được.

Hành vi gây hấn thụ động ảnh hưởng đến người khác như thế nào?

Gây hấn thụ động có thể gây khó chịu cực độ cho mục tiêu vì rất khó để xác định, để chứng minh hành vi gây hấn thụ động và thậm chí có thể đó là do vô ý. Gây hấn thụ động có thể dẫn đến nhiều vấn đề xung đột và nhạy cảm, vì người ta phải vật lộn khó khăn để có được một cuộc trò chuyện thẳng thắn và trực tiếp vào vấn đề.

Tại sao hành vi gây hấn thụ động lại nguy hiểm?

Gây hấn thụ động đặc biệt gây hại trong các mối quan hệ. Mục tiêu thường cảm thấy phẫn nộ và bất lực, không thể nào hợp tác với người gây hấn thụ động. Do đó, thực tế một người lại có thể tạo điều kiện cho hành vi gây hấn thụ động của người khác, tự nhận mọi trách nhiệm về mình và đảm nhận vai trò của một người rộng lượng mà họ không mong muốn. Không thể tránh khỏi, xung đột sẽ đến lúc gay gắt đỉnh điểm và cần được giải quyết nếu muốn mối quan hệ này tiếp tục.

Người gây hấn thụ động biểu hiện như thế nào?

Trong khi các hành vi gây hấn thụ động khó có thể bóc trần, các chuyên gia đều cho rằng có một số dấu hiệu phổ biến nhất, bao gồm hành vi từ chối thảo luận các mối quan tâm một cách cởi mở và trực tiếp, trốn tránh trách nhiệm và cố tình thể hiện kém hơn mức bình thường.

Người gây hấn thụ động thường bỏ ngang nhiệm vụ hoặc bỏ dở một việc “sắp hoàn thành”. Họ thường xuyên đi muộn và là bậc thầy trong việc phá hoại người khác một cách tinh vi khi họ không đồng tình với phương án hành động của ai đó. Họ thường áp dụng đối xử im lặng (silent treatment) hoặc khen đểu (backhanded compliment) để thể hiện ý của mình.

Làm sao để biết liệu ai đó đang bị gây hấn thụ động?

Những cá nhân này sẽ che giấu sự tức giận của họ thay vì bộc lộ trực tiếp ra bên ngoài. Hành vi gây hấn thụ động có thể biểu hiện dưới dạng lời nói (ví dụ: đổ lỗi cho người khác, bào chữa cho mình) hoặc hành động (ví dụ: áp dụng Đối xử im lặng (silent treatment) với ai đó). Một số kiểu gây hấn thụ động tinh vi nhưng ngấm ngầm xảy ra là giảm giao tiếp bằng mắt, thường xuyên quên và phớt lờ mục tiêu trong các cuộc trò chuyện nhóm.

Một người có ý thức được khi bản thân họ có hành vi gây hấn thụ động?

Không phải lúc nào cũng vậy. Một số người đã quá quen với việc kìm nén cơn giận của mình xuống sâu đến nỗi họ thậm chí không nhận ra nó còn ở đó nữa. Một dấu hiệu điển hình cho thấy một người có thái độ gây hấn thụ động trong các mối quan hệ là họ không nghĩ rằng mình là một “người dễ tức giận” và họ không tin rằng mình cảm thấy giận dữ. Họ có thể nói “Có” dù câu trả lời thực là “Không” hoặc họ đóng vai nạn nhân/người vì lợi ích chung để gây sự chú ý.

Hành vi gây hấn thụ động có kiểm soát được không?

Không có gì lạ khi một cá nhân sử dụng hành vi gây hấn thụ động để thoát khỏi xung đột. Ví dụ: một phụ huynh không muốn chuẩn bị giường ngủ có thể chơi với con thay để tránh việc, khiến người kia phải chuẩn bị giường ngủ thay. Mặc dù những tiểu xảo này có thể giúp chiến thắng trong ngắn hạn, nhưng đối mặt với người gây hấn thụ động là cần thiết để khôi phục lòng tin trong mối quan hệ về lâu dài.

Phần 2 ở đây: https://dan-ann.com/2022/03/20/passive-aggressive-tao-nghiep-dien-hinh-phan-2/

Nguồn: Psychology Today

https://www.psychologytoday.com/us/basics/passive-aggression

Người dịch: Dân Ann

Bạn quan tâm có thể đọc thêm các bài dịch khác của mình (cũng từ trang Psychology Today) dưới đây.

  1. https://dan-ann.com/2020/02/12/co-phai-it-noi-la-huong-noi/
  2. https://dan-ann.com/2020/02/07/ai-khong-cam-thay-co-don/
  3. https://dan-ann.com/2020/05/10/nguoi-huong-noi-va-huong-ngoai-lam-viec-nhom/
  4. https://dan-ann.com/2020/07/03/ke-gia-tao-va-nguoi-chan-that/
  5. https://dan-ann.com/2022/03/10/chon-hieu-ky-thay-vi-muon-kiem-soat-moi-thu/
Advertisement

One thought on “Passive-aggressive: tạo nghiệp điển hình (Phần 1)

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s