Passive-aggressive: tạo nghiệp điển hình (Phần 2 và hết)

Đây không phải là một chủ đề mới, rất có khả năng chính bạn đã gặp trường hợp như vậy. Ở đâu? Ở chính con người của bạn, ở gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, người yêu, bạn thân…

Nếu bạn đã biết đến passive-aggressive, thật là tốt vì bạn có thể đọc bài dịch bên dưới dễ hơn một chút. Nếu bạn chưa từng biết đến hay tìm hiểu về chủ đề này, ngay sau phần mở đầu này mình có tóm tắt một số thuật ngữ và giải thích thêm để bạn tiện theo dõi.

Dù sao mình cũng rất khuyến khích bạn tiếp tục đọc và tìm hiểu thêm về chủ đề này. Có rất nhiều tài liệu trên mạng, ví dụ như các YouTube videos hướng dẫn phát hiện và đối phó với passive-aggressive. Mình chưa thử tìm bằng tiếng Việt nhưng bằng tiếng Anh có khá nhiều videos thú vị. Ngoài ra, bạn có thể tìm các videos học tiếng Anh về “passive-aggressive expressions,” video một trích đoạn trong SNL (một chương trình hài hước của Mỹ) minh họa hành vi passive-aggressive nơi công sở (từ khóa: passive aggressive Pam), v.v..v

Một số thuật ngữ và giải thích thêm:

  1. Passive-aggressive: hành vi aggressive theo hướng passive, tức là hung hăng, gây hấn nhưng thay vì hổ báo lớn tiếng, một người sẽ âm thầm và thể hiện một cách gián tiếp (không bao giờ nói thẳng hay thể hiện trực tiếp cảm xúc thật của họ). Trong bài dịch, tạm dịch là gây hấn thụ động/hành vi gây hấn thụ động
  2. Gây hấn thụ động là một hành vi tiêu cực. Bạn quan tâm đến việc bỏ đi các mối quan hệ độc hại, hãy tìm hiểu thêm về gây hấn thụ động. Và đừng quên soi chiếu chính bản thân mình nữa nhé.
  3. Silent treatment: tức là sẽ giữ im lặng, hạn chế tối thiểu giao tiếp với target. Trong bài này, tạm dịch là đối xử im lặng. Ngoài ra, cá nhân mình nghĩ có thể gọi nó là “miễn đối thoại” 🙂
  4. Mục tiêu (target): trong bài này ý chỉ người bị gây hấn thụ động, là nạn nhân, là người gặp phải hành vi gây hấn thụ động. (Trong trích đoạn passive-aggressive Pam của SNL show, bạn sẽ thấy target là nhân vật do Katie Holmes đóng vai).
  5. Stonewalling: nôm na là “chiến tranh lạnh,” hành vi cắt đứt mọi tương tác, không phản hồi lại các nỗ lực giao tiếp của mục tiêu, thay vào đó phớt lờ mục tiêu và trơ ra như một tảng đá.
  6. Gây hấn thụ động có thể lây lan. Nếu bạn lần đầu tiên biết đến chủ đề này, mình rất khuyến khích bạn tìm hiểu thêm các tài liệu gải thích về biểu hiện của hành vi gây hấn thụ động. Bạn sẽ dễ hiểu hơn tại sao trong bài viết dưới đây lại có phần gợi ý cách đối phó với gây hấn thụ động là không tham gia vào. Mục tiêu (target) cần kiểm soát tốt cảm xúc của mình để không bị cái tôi chi phối. Khi phát hiện bị gây hấn thụ động, phản ứng của một người có thể là trở nên sưng sỉa và gây hấn thụ động lại. Bị nói đểu và phớt lời, mỉa mai và phớt lờ lại.
  7. Gây hấn thụ động không phải là sarcasm, không vui. Nếu bạn tìm xem trích đoạn trong SNL (một chương trình hài hước của Mỹ) minh họa hành vi passive-aggressive của Pam, bạn sẽ cười vì cách nói chuyện của Pam (vì SNL là comedy show). Cá nhân mình khi xem thấy một số câu nói mỉa mai này chính mình cũng đã từng dùng đến trong một số tình huống để gây cười. Nhưng lúc đó mình không biết gây hấn thụ động là gì, chỉ muốn nói để tỏ vẻ hài hước. Giờ mình càng tìm hiểu kỹ thêm, mình sẽ cố gắng kiểm soát những lời nói như vậy. Lời nói như lưỡi dao phải không? Say it like you mean it. Và mình thì chỉ muốn genuine, không muốn passive-aggressive.

Link của phần 1 ở cuối bài này.

Đối xử im lặng (silent treatment) có phải là gây hấn thụ động?

Các hình thức cực đoan của Đối xử im lặng như hoàn toàn phớt lờ ai đó và từ chối phản hồi lại nỗ lực bắt chuyện của người khác, là những cách khá trực tiếp để bày tỏ thái độ đối nghịch. Một số hành vi khác tinh vi hơn nhưng vẫn gây hấn thụ động là ví dụ như giả vờ không nghe thấy nhận xét của đồng nghiệp hoặc không nhận ra một người bạn ở hành lang. Những dấu hiệu này đều cho thấy bạn đang đối phó với một người gây hấn thụ động.

Đối xử im lặng có phải là một hình thức ngược đãi tinh thần (emotional abuse)?

Im lặng là một minh chứng hiệu quả để gây hấn thụ động, làm tổn thương và khiến mục tiêu xấu hổ. Đối xử im lặng có thể là một kiểu ngược đãi bằng lời (verbal abuse) trong “yên lặng”, đặc biệt khi một người nào đó ở vị trí quyền lực (như cha mẹ) sử dụng sự im lặng để thao túng người nào đó dễ bị tổn thương (như với con trẻ). Bị phớt lờ hoặc bị ai đó giả vờ xem như bạn không tồn tại có thể là một hình thức trừng phạt nặng nề và gây tổn thương lâu dài.

Làm thế nào để xử lý Đối xử im lặng?

Giao tiếp tốt hơn có thể giúp thay đổi hành vi gây hấn thụ động của ai đó. Khi bạn đã xác định được hành vi độc hại, hãy ngừng tham gia vào nó. Thay vào đó, hãy khẳng định sự tức giận bên trong của người gây hấn thụ động, điều mà họ có thể sẽ phủ nhận. Khen ngợi những việc họ làm tốt và nhắc lại thay đổi hành vi mà bạn muốn thấy. Đừng ngại thảo luận lại vấn đề này nhiều lần nếu thấy cần thiết.

Cách đối phó với những người gây hấn thụ động

Gây hấn thụ động thường bắt nguồn từ sự tức giận, buồn bã hoặc bất an tiềm ẩn, mà một người có thể tự nhận thức được hoặc cũng có thể chính họ cũng không biết. Hành vi gây hấn thụ động có thể là biểu hiện của những cảm xúc đó hoặc là một nỗ lực muốn giành quyền kiểm soát trong mối quan hệ.

Ghi nhớ điều đó có thể giúp bạn trong cách phản hồi lại. Mặc dù bản thân bạn có thể bị cám dỗ để phản ứng bằng cách gây hấn thụ động lại, thay vào đó việc thể hiện sự tức giận hoặc thất vọng ra bên ngoài có thể sẽ khiến người đó tiếp tục cư xử theo cách tương tự bạn. Chứng minh rằng bạn coi trọng quan điểm của một người gây hấn thụ động có thể hữu ích nếu bạn cho rằng mình đang giải quyết một cảm giác bất an tiềm ẩn. Nhưng bạn không nên xin lỗi vì những hành vi xúc phạm vô căn cứ. Nếu không bạn sẽ chỉ thỏa hiệp với chúng.

Nếu có thể, giải pháp tốt nhất thường là hạn chế không gặp gỡ. Nhưng nếu bạn xác định rằng đối mặt là cách tốt nhất về sau, hãy tránh chỉ trích buộc tội người gây hấn đó và bình tĩnh giải thích hành vi của họ khiến bạn cảm thấy thế nào.

Bạn có thể nói gì với một người gây hấn thụ động?

Khi đối mặt với một người gây hấn thụ động, hãy khiến người đó chịu trách nhiệm về hành vi của họ. Ngừng xin lỗi nếu bạn không làm gì sai. Hãy thử đặt nhu cầu của bạn lên trước, để thay đổi. Họ có thể muốn bạn tấn công hoặc phản công bằng gây hấn thụ động lại, đừng chơi trò chơi của họ. Thay vào đó, hãy bình tĩnh và trực tiếp nói vào vấn đề, một cách cụ thể về những gì họ làm hoặc nói khiến bạn khó chịu.

Bạn phản hồi với hành vi gây hấn thụ động như thế nào?

Quản lý cảm xúc của chính bạn là điều quan trọng nhất khi bạn phản hồi lại hành vi gây hấn thụ động. Hít thở sâu vài lần hoặc tạm thời rời khỏi tình huống đó trước khi phản hồi lại. Cố gắng đi thẳng trực tiếp vào mối quan tâm của người đó. Đặt ra ranh giới rõ ràng và nếu cần, hãy hạn chế thời gian gặp người gây hấn thụ động.

Stonewalling trong một mối quan hệ là gì?

Stonewalling xảy ra khi một người ngừng tương tác, rút lui và hoàn toàn không phản hồi, giống như biến thành một bức tường đá. Stonewalling cũng có thể liên quan đến các hành vi tránh né gây hấn thụ động, như giả vờ bận rộn với công việc khi người kia muốn nói chuyện nghiêm túc. Trong khi nam giới ít bị kích thích sinh lý hơn khi bạn tình của họ stonewalling, phụ nữ lại có xu hướng gia tăng nhịp tim.

Làm thế nào để đối phó với hành vi stonewalling?

Giữ bình tĩnh có thể ngăn chặn hành vi stonewalling. Nếu một cặp đôi có thể lắng nghe và trò chuyện mà không cảm thấy phòng thủ, điều đó sẽ giúp giảm đi việc phải dùng đến tiểu xảo gây hấn thụ động như stonewalling. Bắt đầu học cách xác nhận và học các kỹ năng giao tiếp khác giúp phục hồi tổn hại mà stonewalling đã gây ra cho mối quan hệ của bạn.

Phần 1 ở đây: https://dan-ann.com/2022/03/20/passive-aggressive-tao-nghiep-dien-hinh-phan-1/

Nguồn: Psychology Today

https://www.psychologytoday.com/us/basics/passive-aggression

Người dịch: Dân Ann

Bạn quan tâm có thể đọc thêm các bài dịch khác của mình (cũng từ trang Psychology Today) dưới đây.

  1. https://dan-ann.com/2020/02/12/co-phai-it-noi-la-huong-noi/
  2. https://dan-ann.com/2020/02/07/ai-khong-cam-thay-co-don/
  3. https://dan-ann.com/2020/05/10/nguoi-huong-noi-va-huong-ngoai-lam-viec-nhom/
  4. https://dan-ann.com/2020/07/03/ke-gia-tao-va-nguoi-chan-that/
  5. https://dan-ann.com/2022/03/10/chon-hieu-ky-thay-vi-muon-kiem-soat-moi-thu/
Advertisement

One thought on “Passive-aggressive: tạo nghiệp điển hình (Phần 2 và hết)

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s